Tuesday, 13 August 2013

Mời Bạn về thăm quê hương Bình Định cho dịp lễ Festival Tây


Mời Bạn về thăm quê hương Bình Định cho dịp lễ Festival Tây

Gửi bàibởi longevityqn » 29-07-2008, 10:20
Đã có bao giờ bạn nghe về vùng đất Bình Định chưa nhỉ, đó là là nơi phảng phất phong phong cách Chăm huyền bí, với bài " Hận Thành Đồ bàn?" thủ phủ của xứ Chăm ngày xưa? đó là vùng " đất võ, trời văn". 

baidai2.jpg
baidai2.jpg (18.03 KiB) Đã xem 3022 lần

Đất võ vì đã sản sinh những vị anh hùng với những bài quyền, đòn võ đã đi vào huyền thoại của dân tộc: Nguyễn Huệ với tài binh thao lược, hai người người anh em Nguyễn Nhạc với đòn kiếm và người em Nguyễn Lữ với đòn roi, Bùi Thị xuân với cùng cặp song kiếm hợp bích ngồi trên lưng voi chỉ huy đàn voi chiến đấu xông vào trận địa...Trời văn với những người đã đóng góp rất nhiều cho văn hóa dân tộc: ông tổ hát tuồng Đào Tấn, người đã khơi sinh lòng tự hào dân tộc cho Bác Hồ khi cùng theo chân cha mình ra vùng đất này dạy học ( đã có tư liệu cho rằng Bác Hồ và cha đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tư tưởng yêu nước của nhà văn hóa Đào Tấn), là thơ tình Xuân Diệu, là thơ điên của Hàn Mạc Tử, là nơi mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có mối tình đầu trong thời gian theo học tại trường Quốc Học để hình thành những bài hát bất hủ đầu tiên của ông như " Ướt Mi, Chiều một mình qua phố", để rồi về sau một giọng ca người con Bình Định là Quang Dũng đã thành công, sau Khánh Ly, để hát về những bài tình ca tình yêu của nhạc Trịnh. 

Điều gì làm nên những tích cách lớn như vậy, có lẽ do chất say tình của rượu Bầu Đá và phong cảnh hữu quan đã làm nên tâm hồn thi sĩ hòa quyện sự ngang tàng dũng mãnh của con người xứ Nẫu đàng điệu. Bạn có biết những người gốc Bình Định hiện nay rất giàu và cũng rất..ngang chất Nẫu chứ: một doanh nhân triệu đô đầu tiên Việt Nam, bà Tư Hường đã thành danh từ dãi đất Phú Khánh và người đã tạo dựng rất nhiều cho Nha Trang ngày nay; Quý bà Bạch Diệp là người sỡ hữu chiếc Royroll đầu tiên của Việt Nam, một bầu Đức giản dị là người mua chiếc máy bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam, là Dũng Thành Lễ dám bỏ 4.000 tỷ chỉ để xây 5 ngọn núi tại khu du lịch Đại Nam để trấn yếm long mạch cho sự giàu có của Bình Dương ...rất nhiều; nhưng nghịch lý ở chỗ họ chỉ giàu khi ra khỏi xứ? Có lẽ, đó là cái mệnh từ ngàn xưa truyền thống người xứ Nẫu đã để lại, vua Quang Trung dũng mãnh chỉ thắng trận trên xứ người và chỉ được làm vua Xứ Bắc, nơi Ngài đã gặp người vợ đất Bắc Thăng Long Ngọc Hân công chúa, họ đã cho chúng ta câu chuyện tình yêu lãng mạn đẹp nhất của Việt Nam.

Hôm nay, Bình Định xứ biển quê tôi đã thay đổi rất nhiều, dẫu đi sau cùng so với các nơi bạn bè tôi đang ở nhưng quê hương tôi cũng đang thay đổi, để cùng nói một điều rằng vùng đất Bình Định cũng rất đẹp và đáng yêu. Lễ hội Festival Tây Sơn Bình Định từ ngày 01-03/8/2008 cũng cố nói lên 1 điều gì đó để giới thiệu bạn bè. Hãy đến và tham quan vùng đất Võ, trời Văn thắm định tình người.


Cho những người bạn Sài Gòn và đang gõ Google để search về Festival Tây Sơn, Bình Định
Sửa lần cuối bởi longevityqn vào ngày 29-07-2008, 14:47 với 1 lần sửa trong tổng số.
source:
longevityqn 

Sunday, 11 August 2013

Trung tâm khoa học quốc tế Quy Nhơn đi vào hoạt động



Trung tâm khoa học quốc tế Quy Nhơn đi vào hoạt động

- Ngày 12/8/ 2013 toà nhà hội nghị của Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) được cắt băng khánh thành, đánh dấu bước vận hành đầu tiên của ICISE, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác khoa học đỉnh cao cho Việt Nam.
"Gặp gỡ Việt Nam"
Cách đây 47 năm Giáo sư Jean Trần Thanh Vân, một nhà vật lý người Việt ở Pháp đã khởi xướng một hình thức hội nghị-hội thảo khoa học quốc tế về lĩnh vực vật lý năng lượng cao với tên gọi là “Gặp gỡ Moriond”, một địa chỉ trên vùng núi tuyết Alp phía Đông nước Pháp.
Tinh thần của hội nghị Moriond là tạo điều kiện để các nhà vật lý lý thuyết và thực nghiệm gặp nhau, trao đổi thông tin trực tiếp; mặt khác các cuộc gặp này ưu tiên cho giới khoa học trẻ có dịp thảo luận bình đẳng với các nhà vật lý uy tín hàng đầu, trong đó nhiều vị đã đoạt giải Nobel.
Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành, Quy Nhơn, Trần Thanh Vân
GS Trần Thanh Vân tiếp các nhà khoa học  nước ngoài tới tham dự "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9 vừa mới diễn ra.
Sau này ban tổ chức “Gặp gỡ Moriond” phát triển thêm các hội nghị vật lý đỉnh cao có tên gọi là “Gặp gỡ Blois” tổ chức tại nơi có những lâu đài cổ kính đẹp nhất nước Pháp. Đến nay gặp gỡ Moriond và Blois trở thành các cuộc hội nghị uy tín và rất hấp dẫn đối với cộng đồng khoa học vật lý toàn thế giới.
Lần đầu tiên tôi gặp Giáo sư Trần Thanh Vân vào tháng 12 năm 1993 khi ông phối hợp với Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu (Viện Khoa học Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội cuộc “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ nhất. Từ đó có thêm một loạt hội nghị quốc tế về vật lý hạt cơ bản và một số lĩnh vực liên ngành được thường xuyên tổ chức ngay tại Việt Nam.
Giáo sư Vân vẫn kiên trì tư tưởng chủ đạo truyền thống của “Gặp gỡ Moriond”, tức là tạo giao thoa cho lý thuyết và thực nghiệm, tạo điểm hẹn cho thế hệ trẻ gặp những bậc thầy khoa học. Ngoài ra ông cũng phát huy thêm ý tưởng tạo cơ hội giao lưu cho các nhà khoa học của các nước đang phát triển với các nền khoa học tiên tiến hiện đại nhất thế giới.
Từ năm 1994 Ban tổ chức “Gặp gỡ Việt Nam” còn phối hợp với Viện Vật lý Hà Nội và một số viện trường trong toàn quốc tổ chức lớp Vật lý quốc tế tại Việt Nam (VSOP) dành cho các nghiên cứu sinh và học viên cao học nước ta và các nước quanh vùng.
Tính đến nay đã có 9 hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam” và 19 khoá học nâng cao của lớp Vật lý quốc tế.Xuất phát từ chủ đề vật lý hạt cơ bản, nay các hội nghị đã mở rộng sang lĩnh vực vũ trụ học, vật liệu học, sinh vật học và một số môn khoa học liên ngành khác. 
Đây thật sự là những hội nghị và các đợt tập huấn chất lượng cao, có sự góp mặt của nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới với những nội dung cập nhật về các thành tựu nghiên cứu khoa học hiện đại và tiên phong trên thế giới.
Ở Việt Nam trước đây và cả trong khu vực ASEAN ngày nay cũng hiếm thấy những sinh hoạt khoa học hàn lâm đỉnh cao một cách có hệ thống như vậy. Trong 20 năm qua, nhiều nghiên cứu viên trẻ của Việt Nam được khích lệ từ không khí học thuật của các cuộc “Gặp gỡ Việt Nam” đã nuôi nhiệt huyết dấn thân trở thành nhà khoa học thật sự.
Hai ví dụ
Có nhiều dịp tham gia trực tiếp tổ chức hoạt động phối hợp với Hội “Gặp gỡ Việt Nam” trong hàng chục năm qua, tôi có thể nói rằng các hội nghị khoa học và lớp Vật lý quốc tế tại Việt Nam đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp. Ở đây tôi xin nêu lên hai ví dụ để thấy hiệu quả của “Gặp gỡ Việt Nam”.
Việc thứ nhất: Với sự gợi ý của ông bà Trần Thanh Vân, tháng 9 năm 1994 nhà Vật lý đoạt giải Nobel người Mỹ là James W. Cronin và Giáo sư Thiên văn học người Anh là Alan Watson đã đến Việt Nam và sau đó mời phía Việt Nam tham gia vào Dự án khoa học quốc tế Auger để “Truy tìm các tia vũ trụ có năng lượng cao nhất”.
Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành, Quy Nhơn, Trần Thanh Vân
Các nhà khoa học tại "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9.
Trên cơ sở đó, từ cuối năm 1995 chúng tôi bắt đầu thành lập một nhóm Vật lý tia vũ trụ tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội. Tổ chức “Gặp gỡ Việt Nam” đã hỗ trợ cho nhóm chúng tôi tham dự một số lần “Gặp gỡ Moriond” và “Hội nghị Blois, để có cơ hội tiếp xúc với các đồng nghiệp Pháp và các nước thành viên Dự án Auger.
Trong số này có cố Giáo sư Murat Boratav, Đại học Paris 6, nguyên là một trong ba nhà sáng lập của Dự án Auger, sau này trong nhiều năm liên tục, ông đã tận tâm giúp khai thông và duy trì hợp tác giữa Pháp với Việt Nam về vật lý tia vũ trụ. Các đồng nghiệp quốc tế đã nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam ngay trong những bước chập chững ban đầu.
Tháng 8 năm 1999 lại một lần nữa, nhờ sự giới thiệu của Chủ tịch Hội “Gặp gỡ Việt Nam” Trần Thanh Vân, tôi đã tiếp xúc và mời được Giáo sư Pierre Darriulat, nguyên Giám đốc khoa học của Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN) làm cố vấn cho nhóm Vật lý tia vũ trụ Việt Nam. Ông đã tận lực giúp chúng tôi xây dựng một phòng thí nghiệm tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội để đào tạo nhân lực tham gia Dự án Auger.
Phòng thí nghiệm nghiên cứu tia vũ trụ chính thức vận hành từ tháng 5 năm 2001 có tên gọi tắt là VATLY. Đến nay nhóm Vật lý tia vũ trụ Việt Nam đã trưởng thành, duy trì hợp tác nghiên cứu và đào tạo có hiệu quả.
Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân cùng một số thành viên của nhóm Việt Nam được ghi tên trong danh sách đồng tác giả các bài báo khoa học của Dự án quốc tế Auger, điểm hình là bài đăng tạp chí Science (Khoa học) tháng 11 năm 2007 được bình chọn là một trong 10 công trình khoa học nổi bật nhất năm 2007.
Ví dụ thứ hai liên quan đến một số hoạt động làm cầu nối đưa các nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp cận đến với thí nghiệm vật lý hạt cơ bản trên hệ siêu gia tốc đối chùm proton (LHC) của CERN. Hai vị Giám đốc lớp Vật lý quốc tế tại Việt Nam là Tiến sĩ Nguyễn Anh Kỳ ở Viện Vật lý Hà Nội và Giáo sư Patrick Aurenche, nguyên Giám đốc Trung tâm Vật lý lý thuyết tại Annecy, là một người bạn Pháp rất chân thành của Việt Nam.
Trong suốt gần 20 năm liên tục tổ chức các khóa học, ông Patrick thấy rõ phía Việt Nam với nòng cốt là các học viên trẻ của lớp Vật lý quốc tế có nhu cầu thiết yếu được hợp tác khoa học với các viện trường của Pháp.
Ông đã đề xuất một dự án lập mạng lưới các phòng thí nghiệm liên kết giữa hai nước (LIA), có sự ủng hộ của Chính phủ. Đề xuất này được các nhà khoa học Việt Nam hưởng ứng nhiệt tình. Chính phủ hai nước đã tài trợ cho các nhóm nghiên cứu về vật lý lý thuyết, mạng điện toán, vật lý hạt nhân và một số nghiên cứu liên ngành tham gia chương trình LIA.
Trong số các tổ chức thành viên phía Việt Nam có một nhóm do chính Tiến sĩ Nguyễn Anh Kỳ chủ trì thành lập tại Viện Vật lý Hà Nội để tham gia thí nghiệm ATLAS ở CERN về dò tìm hạt Higgs và các hạt siêu đối xứng.
Trong quá trình CERN chuẩn bị vận hành cỗ máy siêu gia tốc LHC, nhóm Nguyễn Anh Kỳ đã đào tạo được một số nghiên cứu viên, trong đó một vài người sau này trở thành đồng tác giả những công bố đầu tiên về phát hiện dấu vết hạt Higgs công bố cách đây hơn một năm.
Như vậy các cuộc “Gặp gỡ Việt Nam” đã giúp cho giới vật lý nước ta không bị xa cách với những hoạt động trên tiền tuyến đỉnh cao khoa học cơ bản của thế giới.
Hội “Gặp gỡ Việt Nam” cũng có những hoạt động khác như tìm nguồn học bổng động viên sinh viên giỏi nước ta theo học các ngành khoa học cơ bản, trong đó có học bổng do nhà tài trợ người Pháp là Giáo sư Odon Vallet chu cấp hàng năm chủ yếu ưu tiên cho sinh viên Pháp và sinh viên Việt Nam. Trong hoàn cảnh chung còn quá nhiều khó khăn bất cập đối với sự nghiệp phát triển khoa học của đất nước, các kết quả như trên thật sự là những điểm sáng rất khích lệ.
Khánh thành Trung tâm quốc tế Quy Nhơn
Không dừng lại ở những hoạt động truyền thống, cách đây 7 năm Giáo sư Trần Thanh Vân có ngỏ ý tưởng muốn đưa những kinh nghiệm độc đáo của mình về Việt Nam xây dựng một Trung tâm hội nghị và đào tạo khoa học quốc tế theo  mẫu hình của một vài địa chỉ tiên tiến hiếm hoi trên thế giới như Trung tâm Vật lý Aspen ở Mỹ hay La Thuile-Thung lũng Aosta ở Ý. Được như vậy thì các hoạt động “Gặp gỡ Việt Nam” sẽ có  “đất dụng võ” ổn định lâu dài và đi vào chiều sâu.
Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành, Quy Nhơn, Trần Thanh Vân
Mô hình Trung tâm quốc tế tại Quy Nhơn.
Đây có thể sẽ trở thành một địa chỉ khoa học hàn lâm độc đáo nhất ở Châu Á, thu hút những nhà bác học hàng đầu thế giới thường xuyên đến làm việc ngắn hạn và hội thảo với các đồng nghiệp và học trò của họ trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã nhiệt tình tán đồng ý tưởng đó, mặc dù một số người vẫn hoài nghi ở khả năng thành công của dự án bởi những khó khăn kinh tế, xã hội nhất thời ở Việt Nam có thể cản trở các hoạt động mang tính học thuật hàn lâm.
Điều này thấy rõ trong quá trình chúng tôi tư vấn cho Giáo sư Vân tìm hiểu một vài địa điểm, nhưng đó lại là những nơi phát triển du lịch, diện tích hạn chế và đất đắt hơn vàng.
Đầu năm 2008 chúng tôi dự lớp Vật lý quốc tế được tổ chức tại Quy Nhơn, một thành phố biển rất đẹp. Khi đó khu vực kế cận còn hoang sơ và vùng Bình Định-Phú Yên vẫn tương đối bị cách ly với các vùng kinh tế sôi động ở Việt Nam.
Cơ hội này đã cung cấp một số thông tin rất thú vị về một địa điểm tiềm năng, vì vậy hơn một năm sau chúng tôi rất vui mừng khi ông Vân cho biết Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã nhiệt tình ủng hộ Hội “Gặp gỡ Việt Nam” có một vị trí đẹp trên bờ biển để đặt Trung tâm quốc tế tương lai.
Thủ tục xin cấp phép xây dựng là một quá trình rất kỳ công, nhưng phải nói là lãnh đạo của Chính phủ, của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng với cộng đồng khoa học quốc tế đều rất ủng hộ, tin tưởng, nên đến tháng 12/ 2011, Hội “Gặp gỡ Việt Nam” đã hoàn thành thủ tục và bản thiết kế, chính thức làm lễ động thổ xây dựng Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở phía Nam thành phố Quy Nhơn. 
Ngày 12/8/ 2013 toà nhà hội nghị sẽ được cắt băng khánh thành, đánh dấu bước vận hành đầu tiên của ICISE.
 Ngay trong tuần đó, Hội nghị khoa học “Những ô cửa nhìn ra vũ trụ” sẽ được tổ chức tại đây, đánh dấu 20 năm Hội “Gặp gỡ Việt Nam” thành lập và xúc tiến các hoạt động khoa học và đào tạo tại Việt Nam, cũng đúng vào năm kỷ niệm lần thứ 40 thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Việt Nam-Pháp.
Được biết lần này có nhiều nhà bác học đoạt giải Nobel đã nhận lời sang Quy Nhơn cùng hơn 200 nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đại diện các tổ chức khoa học uy tín sẽ có mặt để chào mừng sự kiện khai trương Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành.
Võ Văn Thuận
(Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân)
source
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/134435/trung-tam-khoa-hoc-quoc-te-quy-nhon-di-vao-hoat-dong.html

Thursday, 4 July 2013

Sự tích cầu Bà Di


Các bạn ở Bình Định có ai biết tại sao có tên là cầu Bà Di không nè?
Nhân một chuyến dzề quê chơi, tui có nghe 1 anh tài xế rất vui tính kể cho hành khách nghe về xuất xứ của tên cầu bà Di. Hôm nay lên diễn đàn tui đem ra kể cho các bạn nghe chơi.
Hôi xưa vài thời lâu lắm rồi ở ngay ngã ba quốc lộ 1 và đường 19 có một gia đình nọ có 1 người con trai. Hai vợ chồng họ rất cưng chiều đứa con trai bé bỏng của mình. Và rồi đất nước có chiến tranh, người chồng phải ra trận. Một thời gian sau có tin báo tử từ mặt trận gửi về. Người vợ đau đớn vô cùng nhưng cũng đành nén nỗi đau thủ tiết thờ chồng nuôi con khôn lớn. Khi người con trai trưởng thành cũng là lúc người mẹ già yếu. Tuy vậy bà vẫn lo cưới vợ cho đứa con trai để mong có cháu nối dõi. Không ngờ cô con dâu của bà tuy xinh đẹp nhưng lại lười biếng lao động. Cô ta không đụng tay vào làm việc gì từ công việc đồng áng đến bếp núc. Ngay cả việc tắm giặt cho bản thân cô cũng để cho người chồng hoặc mẹ chồng làm giúp cô. Vì thương con bà mẹ cũng cố gắng làm tất cả. Mỗi khi người con trai đi vắng bà lại lo cơm nước, giặt giũ, thậm chí còn phải xách nước từ dưới sông mang về nhà tắm rửa kì cọ cho đứa con dâu. Một hôm người con trai có việc đi xa 1 tuần thế là bà mẹ lại phải làm việc nhiều, kể cả việc chăm sóc cô con dâu.
Một buổi chiều, trong lúc xách nước từ sông về nhà để tắm cho đứa con dâu như thường lệ. Bà mẹ bị trượt chân ngã xuống sông. Bà đã cố gắng vẫy vùng để xách thùng nước lên bờ nhưng tuổi già sức yếu bà đã đưối dần và chết và trong tay vẫn nắm chặt quai thùng.
Oán giận đứa con dâu bất nghĩa bất nhân, bà con quanh vùng nhiếc móc và đưổi vợ chồng anh con trai bà lão đi biệt xứ. Thương bà lão, mọi người góp tiền làm một cây cầu nhỏ trên bến sông và đặt tên là cầu Bà Di (nói lái theo kiểu người Bình Định là kỳ Bà dâu) vì nó sẽ nhắc đến huyền thoại một người mẹ tội nghiệp và răn đe những cô gái bất hiếu, bất nghĩa.
Trích
Tôi ♥ Bình Định...!!

source

Sự tích cầu Bà Di

Friday, 14 June 2013

Về Quy Nhơn ăn cua Huỳnh đế


Về Quy Nhơn ăn cua Huỳnh Đế. Về Quãng Nam ăn sò điệp, cá cu


Về Quy Nhơn ăn cua Huỳnh đế

Cua Huỳnh đế có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu, thịt rất chắc và độ đạm cao. Cua Huỳnh đế có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng món đặc biệt nhất là hấp và nấu cháo.
Quán cóc bán cua Huỳnh đế trên đường phố Quy Nhơn.
Theo các lão ngư miền Trung, ngày xưa, vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân đánh bắt được loại cua lạ, có màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dâng lên hoàng cung. Từ đó tên gọi cua Huỳnh đế (còn gọi là Hoàng đế) lưu truyền trong dân gian.
Cua Huỳnh đế xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân (khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch) và chỉ có nhiều ở vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Phong (Bình Thuận)… Đó là những vùng biển có đáy cát vàng và nguồn nước sạch, trong xanh – là nơi lý tưởng cho cua Huỳnh đế phát triển.
Cua Huỳnh đế
Cua Huỳnh đế có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu, thịt rất chắc và độ đạm cao. Cua Huỳnh đế có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng món đặc biệt nhất là hấp và nấu cháo.
Muốn nấu cháo, người ta rửa sạch cua và cho vào một cái bát lớn rồi đem hấp để giữ nguyên chất ngọt. Sau khi hấp, tách mai cua ra, dùng muỗng nạo hết gạch để vào một tô riêng. Phần càng que được lấy thịt đổ vào tô khác ướp nước mắm ngon, tiêu hành, bột ngọt… Kế tiếp bắc một chảo dầu ăn, phi hành củ cho thơm, đun nhỏ lửa, cho thịt cua vào và đảo đều cho thịt thấm. Khi cháo nhừ, cho thịt cua vào và để sôi vài phút. Ðổ gạch cua vào sau cùng. Nêm vừa ăn và cho lá hành, ngò xắt nhỏ, nhắc xuống, cho thêm tiêu vào.
Món cua Huỳnh đế hấp chấm nước mắm tỏi, ớt ăn kèm xoài xanh, rau thơm
Bát cháo cua Huỳnh đế có ít mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu hồng cùng những thớ thịt màu trắng của cua, điểm xuyết những cọng ngò ta màu xanh rất đẹp mắt. Húp từng muỗng cháo nóng thơm lừng bên biển khơi lộng gió của thành phố biển Quy Nhơn, cảm giác thật tuyệt.
Theo Phunuonline

Về Trung ăn Ghẹ Sông Cầu
Ăn cua Huỳnh Đế, Sò đầm Ô Loan
Phú Yên nằm giáp với Bình Định và Khánh Hòa, là một Tỉnh nghèo ở khu vực Nam Trung bộ. Thiên nhiên bù đắp cho Phú Yên nhiều sản vật quý hiếm; đặc biệt là các loại Hải sản được chế biến theo phong cách ẩm thực địa phương độc đáo và… ngon không đâu sánh bằng!
Ghẹ sông Cầu
Ghẹ vùng Sông Cầu (Phú Yên) to bằng bàn tay, bụ bẫm, thân mình xanh thẫm, càng và yếm lốm đốm trắng, béo mầm. Ghẹ thường được các quán ăn, nhà hàng đã đặt mua sẵn; chủ quán nhốt ghẹ trong các rọ tre rồi thả chìm xuống nước, khi nào khách cần mới lôi lên làm món. Khách ngồi hóng gió mát, nhìn trời nước bao la chừng mười phút sẽ có món ghẹ rang muối hay ghẹ luộc dọn lên thơm phưng phức, nóng hôi hổi …
Dùng hai tay bẻ lấy đôi càng rồi nhẹ nhàng đập vỡ nó ra, chấm vào đĩa muối tiêu, đưa lên miệng để thưởng thức từ từ hương vị tuyệt vời của biển cả. Hớp ngụm bia để “lấy đà”, lột bỏ cái yếm trắng dưới bụng, bóc cái mai để lộ ra lớp thịt săn chắc trắng nõn nà và một lớp gạch màu vàng ươm. Dùng nĩa cạy lớp gạch chấm vào đĩa muối tiêu ăn trước, sau đó mới đến lớp thịt. Ăn ghẹ chớ ăn vội, cứ chậm rãi từng miếng một, hết con này đến con khác. Vừa ăn vừa uống bia. Khi nào cảm thấy hết thèm thì… bụng cũng đã no căng! Không thích “lai rai” thì đã có bữa “cơm ghẹ” với tô canh ghẹ, đĩa ghẹ kho rim nóng hổi, ăn cùng cơm nóng, no rồi vẫn thèm…
Sò huyết Ô Loan
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh được đi vào thơ ca hò vè của xứ sở miền Trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao người trong Nam ngoài Bắc. Muốn thưởng thức món ngon này, phải chịu khó lên thuyền theo các thợ lặn ra giữa đầm, lênh đênh trên sóng nước, vừa tham quan cảnh lặn bắt sò và thưởng thức món sò huyết ngay tại chỗ. Nhớ đừng quên gia vị, thức uống và bếp lò để nướng sò.
Các thực khách chỉ ngồi chờ trong chốc lát, người thợ lặn sẽ mang đến những con sò bụ bẫm, no tròn còn tươi roi rói. Du khách sẽ thổi lò than, đặt tấm vỉ và sắp sò lên để nướng. Thử hỏi còn có thú nào bằng cảnh ngồi trên khoang thuyền, chọn từng con sò huyết tươi rói mà mình thích nhất, tự tay mình nướng rồi cho vào miệng, cảm nhận vị ngọt, béo và ngon đến “muốn nuốt cả lưỡi”…
Cua Huỳnh đế
Cua Huỳnh đế khi hấp chín có màu đỏ hồng trông rất hấp dẫn. Mai cua có hình trái táo, càng và que ngắn hơn cua biển thông thường. Đặc biệt, đầu cua hơi dài và có nhiều râu … Cua huỳnh đế có quanh năm nhưng rộ nhất là tháng chạp âm lịch. Đây cũng là thời gian mà cua huỳnh đế ngon nhất. Cua to hơn bình thường, chắc thịt và gạch cua nở đầy mai, ăn rất ngon và nhiều chất dinh dưỡng.
Cua huỳnh đế bắt từ biển lên còn sống, đem hấp cách thủy hoặc luộc, rang muối…, nhưng ngon nhất phải kể đến món cháo cua huỳnh đế. Cua huỳnh đế rửa sạch, sau đó cho cả con vào tô lớn rồi đem hấp để giữ nguyên chất ngọt của thịt. Khi thịt cua đã chín, tách mai cua ra, dùng muỗng nạo hết gạch trong đó để riêng. Gỡ thịt ở càng và thân cua, ướp với gia vị gồm nước mắm ngon, tiêu hành, bột ngọt…, bắc chảo dầu ăn lên, phi hành củ cho thơm, để nhỏ lửa, cho thịt cua vào và đảo đều cho thịt thấm. Khi cháo đã chín nhừ, cho tất cả thịt cua vào và để sôi vài phút; cho gạch cua vào sau cùng rồi nêm mắm muối lại cho vừa ăn, thêm củ hành tây xắt mỏng cùng lá hành, ngò xắt nhỏ rồi nhắc nồi cháo xuống, cho thêm tiêu vào tô cháo, ăn khi còn nóng.
Cháo cua huỳnh đế ngon phải có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua. Cháo cua huỳnh đế có mùi thơm đặc trưng. Ăn vào có thể tăng cường sinh lực cho đàn ông, bồi bổ cơ thể cho phụ nữ. nhất là chị em đang nuôi con nhỏ…
Đến Phú Yên bạn sẽ được thưởng thức hương vị tuyệt vời từ những món ăn bình dân như bánh cuốn, chả dông, gà nướng Sông Cầu, đến các món ăn thuỷ đặc sản cao cấp như gỏi cá ngừ đại dương, bào ngư, gỏi tôm, cháo cua Huỳnh Đế, cháo cá thu,…
Nhiều món ngon nổi tiếng gắn liền với những địa danh sinh ra chúng như: cốm nếp Phong Hậu (Tuy An); bánh tráng Hòa Đa, Hòa An (Tuy Hòa); sò huyết Ô Loan; ốc nhảy, sò điệp, cá mú, ghẹ Sông Cầu; tôm hùm Vũng Rô, …

Về Quãng Nam ăn sò điệp, cá cu

Đúng như câu slogan nói, Quảng Nam có hai di sản văn hóa vật thể của nhân loại được tổ chức UNESCO công nhận. Một là khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên) – biểu trưng của văn minh lúa nước phương Đông, với trên 1.300 năm tuổi. Hai là khu phố cổ Hội An – biểu trưng của phong cách văn hóa Hoa Nam kết hợp cùng văn hóa Nhật Bản và văn hóa Việt Nam, với trên 300 tuổi.
Cả hai đều là di sản văn hóa quý giá của nhân loại; được du khách và các nhà nghiên cứu quốc tế rất mến mộ, tôn vinh. Bạn đã bao giờ đi du lịch về Quảng Nam chưa nhỉ? Bên cạnh văn hóa, tôi xin giới thiệu với các bạn thêm về một vài món ăn ngon rất phổ thông và dân dã của miền đất này để các bạn thưởng thức. Những món ăn này cơ bản không có trong các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Chúng chỉ có trong những nhà hàng bình dân, vừa phải túi tiền hoặc trong nhà của bà con (nếu các bạn đi du lịch homestay hoặc may mắn được mời ăn đám tiệc ở nhà). Xin mời các bạn… tưởng tượng.
Ram Quảng Nam. Bà con Nam bộ gọi là chả giò thì bà con quê tôi gọi là ram. Bánh tráng gạo Quảng Nam thoa sơ nước cho mềm mình, cắt vuông vức. Một lát thịt heo ba rọi tươi, một con tôm tươi, một củ hành trắng bỏ vào gói chung trong bánh tráng. Cho cuốn ram vào chảo dầu phộng (người Quảng Nam gọi là dầu phụng) hoặc mỡ, để nhỏ lửa chiên vàng khoảng mươi phút. Chấm nước mắm ớt tỏi cay, ăn với rau sống. Nước mắm Quảng Nam làm theo công thức: giã nhuyễn một củ tỏi với hai trái ớt sừng trâu xanh, vắt một lát chanh, cho vào hai muỗng nước mắm nhỉ. Cuốn ram thơm phức, nước mắm cay sè, bảo đảm rất vinh dự cái miệng. Bạn nào ăn không thấy ngon, cứ kêu Sao Biển mà cự!
Nây heo nướng. Trong đám giỗ, hên lắm mới được ăn món này. Con heo cỏ Quảng Nam nuôi sáu tháng, chỉ nặng… 30 ký giác. Mổ lấy phần nây – thịt từ ngực đến bụng con heo, được một miếng thịt ba rọi. Người ta rửa sạch nây; giã tiêu xanh, ớt, tỏi, lá gừng, lá chanh, củ nghệ… xoa vào bên trong. Nây heo được cuộn tròn theo một khúc thân cây chuối, siết dây kẽm, nướng trên than hồng. Nướng đến đâu, phết mật ong lên da nây tới đó. Da nây trên lửa ngả sang màu hổ phách. Chấm nước mắm ớt tỏi, ăn khơi khơi với rau sống và bánh tráng, không có món thịt quay nào bằng. Heo sữa trong nhà hàng, xin lỗi, không bằng nây heo nướng.
Canh hến. Bạn về Hội An, Duy Xuyên buổi sáng, nhớ mua theo… một cái bánh tráng nướng. Con hến ở hạ du sông Thu và sông Ly Ly chỉ nhỏ hơn cái đầu mút đũa, được bà con nấu vừa xong là gánh bán lưu động. Bạn đừng vào hàng quán, cứ lựa một bóng cây đứng đó, thế nào bà con cũng đi ngang qua đó bán. Mua một tô canh hến vài chục ngàn đồng, bạn có được hến ở phía dưới, phía trên là nước hến với hành xanh, ớt xanh. Nên ngồi bên đường, chống một chân lên mà ăn để thưởng thức trọn vẹn cái hồn dân dã của nước ngọt, hến thơm. Nếu có được nửa chén cơm nguội thì tuyệt nhưng chắc bạn khó mua ra cơm nguội. Không ngon, kêu Sao Biển mà cự!
Cá dìa nướng. Bạn về chơi Tam Kỳ, chọn một nhà hàng bình dân, kêu món này. Con cá dìa sông Trường Giang khoảng 400 gr, hấp thụ âm dương nhị khí, thịt săn chắc và thơm, đã đạt đến mức lô hỏa thuần thanh. Nhà hàng làm sạch cá dìa, nướng trên than hồng. Bạn chỉ cần gạt bỏ da cá, lấy thịt cá trắng tươi cuốn với cải bẹ xanh và bánh tráng, chấm nước mắm tỏi ớt. Nếu không có cá dìa, bạn hãy gọi tạm cá căng hay cá hanh, cá hồng. Tuy nhiên, ăn qua ba con cá này dù tươi ngon đi nữa, khí tượng đã suy bại hết ba phần (so với cá dìa). Bảo đảm cá dìa nướng ngon tuyệt.
Cá khế kho dưa. Ba tiệm cơm ở Tam Kỳ có món này. Xắt một quả dưa gang muối, vắt sạch nước, kho với vài lát cá khế. Người Quảng Nam kho cá giản dị, không dùng nước màu như bà con Nam bộ. Cá ướp nước mắm ngon, tiêu Tiên Phước, bột ngọt, tí muối, vài trái ớt, một chén nước, bỏ chung dưa vào kho trong 15 phút, để lửa liu riu. Nếu không có cá khế, bạn hãy gọi cá thu hoặc cá ngứa. Khí tượng cá thu và cá ngứa không bằng cá khế. Món này không đủ cơm mà ăn.
Sò điệp, cá cu và cháo hàu. Nếu các bạn đi chơi biển Cửa Đại (Hội An), Tam Thanh, Tam Thăng (Tam Kỳ) hay Biển Rạng (Núi Thành), xin mời vào các hàng quán bình dân. Các bạn gọi cho ba món: sò điệp nướng, cá cu hấp và mỗi người một chén cháo hàu. Sò điệp nướng trên than hồng, thoa mỡ hành thơm phức, ngọt lịm. Cá cu cuốn bánh tráng, cải bẹ xanh. Tên con cá này tuy tục tĩu (như cá chim!) nhưng phẩm chất thì sáng rực rỡ; thơm, ngọt và bùi. Sau cùng, bạn chơi một chén cháo hàu. Bảo đảm đêm ấy, nhất dạ tam giao. Ăn ba món này mát đến ba năm khỏi đội nón (nhưng nhớ đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy).
Các món trên là món đồng bằng. Bây giờ, xin mời các bạn ăn món nguồn, tức là các món ngon vùng rừng núi.
Gà Đèo Le. Các bạn lên Đèo Le (Quế Sơn) mà không thưởng thức món gà ở đây là một thiếu sót nghiêm trọng trong sự nghiệp ăn uống. Con gà đang chạy chơi trên núi, bị chủ gọi về, nhử bắt làm thịt! Nếu các bạn đi bốn người, xin kêu một con luộc, một con nướng. Gà làm xong, chỉ nặng khoảng 300 gr. Người ta ướp lá chanh, lá sả; nướng con gà trên than hồng và dùng kéo cắt ra từng miếng. Gà luộc cũng vậy. Bạn phải dùng tay cầm từng miếng thịt chấm muối ớt, ăn với rau răm. “Lái xe, vi tính, thịt gà/ Gặp ba món ấy đều là dùng tay” – ca dao đời mới Quảng Nam nói như vậy. Ăn xong, mỗi bạn còn được một chén cháo nấu với lòng gà nhỏ xíu.
Cá niên nướng. Loại cá này tướng mạo gần giống cá đối; có nhiều ở Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Nông Sơn (năm huyện ven đầu nguồn sông Thu). Cá niên tươi rói, cấm không làm gì hết, kính cẩn nướng trên than hồng. Cá chín thơm phức, mùi thơm lan tỏa bảy xã cũng nghe. Cá nóng hổi, bóc ra chấm muối ớt. Ăn luôn cả bộ ruột nghe vị đăng đắng. Ghi chú: Bạn có thể đi ghe, mua cá niên nướng giữa trời.
Tôm đá rang mỡ tỏi. Ở các huyện miền núi lưu vực sông Thu, sông Tiên và sông Tranh, có loại tôm sống trong hốc đá, gọi là tôm đá. Nó thuộc giống tôm càng nhưng con nào cũng chỉ nhỏ bằng ngón tay út và đều trân một cỡ. Bà con bắt nó bằng vợt hoặc bằng tay. Tôm nhảy soi sói, cấm làm gì hết, bỏ vào chảo mỡ nóng khử tỏi, rang lên, thêm chút muối, chút bột ngọt. Tôm chín, da đỏ au như da cà chua chín. Bạn cứ… bốc ăn khơi khơi, cấm dùng thêm với món gì khác ngoài rau thơm. Vỏ tôm giòn, thịt tôm ngọt và thơm.
Cá bống Phú Ninh chiên xù. Đây là cá bống hồ Phú Ninh (huyện Phú Ninh) được bà con đánh bắt, nhỏ cỡ bằng ngón tay út. Cấm động đậy đến thân thể con cá bống. Bắc chảo mỡ nóng, khử ớt tỏi, cho vào chiên ngay, nêm muối, bột ngọt. Cá bống vàng ruộm, chấm nước mắm, ăn cơm. Cả huyện Phú Ninh, chỉ có một nhà hàng không tên bán món này.
Trên đây là những món ăn dân dã, ngon, bổ rẻ, an toàn vệ sinh mười phần. Theo sự… nghiên cứu của tôi, Tần Thủy Hoàng đế, Lưu Bang, Lyndon Johnson, Roosevelt… chưa hề được ăn các món này. Ăn được ba bốn món trong danh mục trên, bảo đảm bạn sẽ thấy cuộc đời thật ngon lành, xin hẹn ngày tái ngộ Quảng Nam ăn nữa!
Sao Biển
source
Tre Dep Online

Saturday, 19 January 2013

Vòng quanh thành phố Quy Nhơn




Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 20-02-2010, 13:29
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Các thành viên đã cảm ơn daophuc1488 về bài viết này: 4
bundoorooonly4uredsharktruong vinh loc
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 20-02-2010, 14:03
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Các thành viên đã cảm ơn daophuc1488 về bài viết này: 2
only4uredshark
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi bundooroo » 20-02-2010, 14:28
Rất cảm ơn bạn xiah1488! thực lòng sáng nay mình đã định tỉm kiếm những hình ảnh về quê hương trong dịp đầu năm... Những tấm ảnh này rất chân thực và cập nhật về Quy Nhơn những ngày đầu xuân.

Có thể nhận xét Quy Nhơn càng ngày càng đẹp và khác hơn so với những gì mình đã chứng kiến cách đây 5 năm (2005). Nhìn vào hình đôi lúc khó phân biệt đó là Nha Trang, Đà Nẵng, hay Huế.. vì có những góc phố rất quen thuộc.

Có điều đáng nói là bãi biển vẫn chưa thể đẹp và sẽ vẫn không thể đẹp, nếu tầm mắt du khách vẫn bị vướng víu bởi những nhà lưới và thuyền bè neo đậu.
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
Hình đại diện của thành viên
bundooroo
Giám sát
 
Bài viết: 8021
Ngày tham gia: 13-04-2008, 17:06
Đã cảm ơn: 845 lần
Được cảm ơn: 373 lần
Blog: Xem blog (27)
CĐV của: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 20-02-2010, 15:10
Mình up thêm vài tấm nữa cho các bạn thưởng thức
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Công nhận dạo này Quy Nhơn mình nhiều oto ghê đó nha.thật hãnh diện.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Đại học Quy Nhơn

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Các thành viên đã cảm ơn daophuc1488 về bài viết này: 3
only4uredsharktruong vinh loc
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 20-02-2010, 15:18
.
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
vài tấm ảnh về cầu Nhơn Hội
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh



Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Cầu Nhơn Hội nhìn từ xa

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Cầu Nhơn Hội

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Các thành viên đã cảm ơn daophuc1488 về bài viết này: 3
canvedoonly4uredshark
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 20-02-2010, 15:21
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Các thành viên đã cảm ơn daophuc1488 về bài viết này:
redshark
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 20-02-2010, 15:24
Thêm vài tấm với những con đường ở Nhơn Hội,phù mệt quá

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
bản đồ quy hoạch khu Nhơn Hội

Hình ảnh
Những con đường đầy cát và nắng

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Các thành viên đã cảm ơn daophuc1488 về bài viết này:
redshark
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi truong vinh loc » 21-02-2010, 11:01
cháu tôi làm phóng sự ảnh tuyệt vời ! chắc cháu mẹt lắm đó ! chú mời cháu 2 quả dừa xiêm !!!!
Hình như...Đã đến lúc...chiến tranh lạnh.

Các thành viên đã cảm ơn truong vinh loc về bài viết này:
daophuc1488
Hình đại diện của thành viên
truong vinh loc
Đội phó
Đội phó
 
Bài viết: 2566
Ngày tham gia: 11-07-2008, 22:04
Đã cảm ơn: 574 lần
Được cảm ơn: 623 lần
Blog: Xem blog (20)

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 21-02-2010, 16:48
Cháu cảm ơn chú nha.
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 21-02-2010, 16:59
Hình ảnh

Các thành viên đã cảm ơn daophuc1488 về bài viết này: 2
bundoorooredshark
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi bin2003 » 21-02-2010, 19:18
Quả là tuyệt vời, dù cũng mới vừa về Quy Nhơn. Rất cám ơn xiah1488!
Nhìn những tấm hình bên kia cầu Nhơn Hội thấy mà buồn, vì chẳng có gì khác mấy so với cách đây vài ba năm, ngoại trừ những con đường :cry: . Hy vọng nắm mới Canh Dần sẽ có nhiều biến chuyển

Các thành viên đã cảm ơn bin2003 về bài viết này:
daophuc1488
Hình đại diện của thành viên
bin2003
Đội phó
Đội phó
 
Bài viết: 3081
Ngày tham gia: 14-04-2004, 07:55
Đã cảm ơn: 192 lần
Được cảm ơn: 194 lần
Blog: Xem blog (19)
CĐV của: Bình Định, Chelsea

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi bundooroo » 21-02-2010, 20:02
xiah1488 đã viết:Hình ảnh ]


Tháp Đâu đây ư? nay đã sửa sang lại thoáng đãng và đẹp quá!
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!

Các thành viên đã cảm ơn bundooroo về bài viết này:
daophuc1488
Hình đại diện của thành viên
bundooroo
Giám sát
 
Bài viết: 8021
Ngày tham gia: 13-04-2008, 17:06
Đã cảm ơn: 845 lần
Được cảm ơn: 373 lần
Blog: Xem blog (27)
CĐV của: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 21-02-2010, 21:23
Vô đó còn phải gửi xe mua vé nữa đó.
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi Phuong Mai » 22-02-2010, 08:04
Cảm ơn những hình ảnh rất mới và đẹp về QN. Năm nay không về quê ăn tết được , nhưng bỗng dưng trong 1 bức ảnh của bạn lại có 1 góc nhìn của ngôi nhà cũ của gia đình mình...Quy nhơn ngày càng Đẹp và lộng lẫy quá
Phuong Mai
Thành viên
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: 21-02-2010, 17:58
Đã cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: MC

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 22-02-2010, 12:00
Bức ảnh nào vậy bạn
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi redshark » 23-02-2010, 09:18
Ảnh tốt thật, xin phép tác giả st một số tấm nhé!

Có ace nào chụp cảnh hoa ngày Tết không, đặc biệt là dòng chữ "Người Bình Định xài hàng Bình Định". :no1:
Hình đại diện của thành viên
redshark
Đội phó
Đội phó
 
Bài viết: 2848
Ngày tham gia: 06-03-2009, 13:48
Đã cảm ơn: 313 lần
Được cảm ơn: 167 lần
Blog: Xem blog (8)
CĐV của: SIMG

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi daophuc1488 » 23-02-2010, 12:27
Có có.Mình có chụp up lên youtube nè,chụp bằng di động nên hơi xấu.

Với pháo hoa đêm giao thừa,quay ở góc lê xuân trữ

Enjoy!
Hình đại diện của thành viên
daophuc1488
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 687
Ngày tham gia: 29-08-2009, 21:47
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Đã cảm ơn: 814 lần
Được cảm ơn: 240 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: SQC Bình Định

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi thanhnha » 23-02-2010, 12:51
Xúc động quá! Năm nay ăn Tết Sài Gòn và Vũng Tàu nên không về quê được. xem ảnh của các bác, tui cảm động lắm! 
Những góc phố Quy Nhơn vắng người, từ lâu là một phần trong cuộc đời tui! Cảm ơn mọi người! Cảm ơn quê hương dung dưỡng tâm hồn mỗi người!
thanhnha
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Bài viết: 363
Ngày tham gia: 07-08-2008, 18:14
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 35 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Vòng quanh thành phố Quy Nhơn

Gửi bàibởi robinson » 23-02-2010, 13:41
Trời quơi!
Cát lấp đầy đường như vậy mai mốt trời mưa sẽ trôi xuống hố ga, trôi xuống làm nghẹt lòng cống. Và phải bỏ một khoảng tiền lớn để đào bới và hốt cát lên. Lại nham nhở, lại xấu xí.... 
Lãng phí.......
Vĩnh biệt diễn đàn sau hơn 8 năm "châm chích"! 

:bye: :oops: :evil: em35
robinson
Đội phó
Đội phó
 
Bài viết: 1310
Ngày tham gia: 03-09-2008, 18:27
Đến từ: Vũng Tàu
Đã cảm ơn: 179 lần
Được cảm ơn: 426 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: Real

source
http://www.binhdinhffc.com/diendan/viewtopic.php?f=22&t=7287