Wednesday 15 June 2011

Lịch sử Trường Cường Để qua các thời kỳ


Cựu Học Sinh Cường Để Qui Nhơn

Trang nhà Trường xưa Gs & Hs Hình ảnh Lưu bút Quê hương Liên kết

₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪




Lịch sử Trường Cường Để qua các thời kỳ

- Thành lập năm 1921, với tên gọi “Ecole Elémentaire Franco Annamite Cours Complémentaire”. Trường sở đặt tại khu vực trường Ấu Triệu ngày nay. Trường gồm các lớp bậc Tiểu học. Hiệu Trưởng đầu tiên là Ông Guyaume Rivière.

- Năm 1922, trường dời về khu Cường Để cũ (sau này là trường Tiểu học Nguyễn Huệ).

- Năm 1926, trường mở đủ 4 lớp bậc Trung học và mang tên “Collège De Plein Exercice De Qui Nhơn”

- Năm 1944, trường đổi tên thành “Collège Võ Tánh”, gồm có 8 lớp (2 nhất, 2 nhị, 2 tam, và 2 tứ niên) Với sĩ số 320 học sinh, do Ông Boularand là Hiệu trưởng và Ông Hùynh Văn Di làm Giám thị.

- Năm 1945, Nhật đảo chánh, Hiệu trưởng người Pháp bị bắt. Ông Hùynh Văn Di, nguyên Tổng giám thị được chỉ định làm Hiệu trưởng. Đây là vị Hiệu trưởng người Việt đầu tiên.

- Tháng 8 năm 1945, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, Trường lần lượt dời đến thôn An Lương, xã Mỹ Chánh, Huyện Phù Mỹ; rồi đến thôn Hòa Bình, xã Nhơn Phong, An Nhơn, và sau đó là thôn Vạn Thắng, xã Bồng Sơn, huyện Hòai Nhơn. Thời gian này trường mang tên “Trường Phổ Thông Cấp 3 Nguyễn Huệ”. Ông Đinh Thành Chương làm Hiệu trưởng.

- Năm 1951, Trường dời đến xã Hòai Xuân, huyện Hòai Nhơn, họat động thêm một thời gian rồi bị giải tán vào cuối năm 1951.

- Năm 1955, trường được tái lập và bắt đầu chính thức mang tên “Trường Trung Học Cường Để”. Do Ông Thái Vĩnh Thung tạm thời quyền Hiệu trưởng. Trường sở đặt tại khu vực trường cũ.

- Tháng 11 năm 1955, Ông Đinh Thành Chương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng và bắt đầu xây dựng trường.

- Năm 1958, khu vực trường mới được xây dựng và được duy trì cho đến hôm nay. Niên khóa 58-59, bắt đầu có lớp đệ tam, ban Trung Học Đệ Nhị cấp.

- Tháng 3-1959, Thầy Tôn Thất Ngạc nhậm chức Hiệu trưởng.

- Niên khóa 59-60, lần đầu tiên trường có học sinh thi Tú Tài I.

- Niên khóa 62-63, trường mở các lớp Đệ Nhất, và năm này lần đầu tiên có học sinh thi Tú Tài II.

Đại Thính Đường do SĐMHĐH xây tặng (!)

- Từ năm 1964 đến 4-1975, Trường Trung Học Cường Để lần lượt được điều khiển bởi các vị Hiệu trưởng: Trương Ân, Nguyễn Mộng Giác, và Nguyễn Phụ Chính.

- Năm 1975, trường được đổi tên Trường Trung Học Quang Trung.

- Năm 1991, một lần nữa trường được đổi tên là Trường Quốc Học Qui Nhơn cho đến hôm nay.

source

http://cuongde.netfirms.com/tx_LichSuTruongCuongDeQuaCacThoiKy.htm

HỌC TRÒ THỜI PHÁP THUỘC


Trang nhà Trường xưa Gs & Hs Hình ảnh Lưu bút Quê hương Liên kết

source

http://cuongde.netfirms.com/ha_HocTroThoiPhapThuoc.htm

₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪


Nhạc sĩ Trần Long Ẩn

Ông còn có bút danh là Đoàn Công Nhân, sinh ngày 29 tháng 9 năm 1943, quê ở Bình Định. Hiện công tác tại Sài Gòn Audio, Video, thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Long Ẩn tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn. Trong phong trào đấu tranh của thanh niên, sinh viên "Hát cho đồng bào tôi nghe", ông nổi lên là một nhạc sĩ của phong trào với bài Người mẹ Bàn Cờ (thơ Nguyễn Kim Ngân) và một số ca khúc khác. Sau đó, ông được ra Bắc và tu nghiệp Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.

Sau khi thống nhất đất nước, ông về công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm của ông trong 20 năm qua đã được giới thiệu một cách rất thành công những ca khúc của riêng ông trên sân khấu cho sinh viên và cho các thính giả trẻ. Một số tác phẩm tiêu biểu: Trên mảnh đất tình người, Đi qua vùng cỏ non, Một đời người một rừng cây, Đàn sáo Hậu Giang, Đêm thành phố đầy sao, Xin làm người hát rong, Tiếng hát từ ánh lửa mặt trời...

Ca khúc của Trần Long Ẩn có màu sắc riêng, vừa có tình, vừa phảng phất tính triết học. Ông đã tự giới thiệu rất thành công những ca khúc của riêng ông trên sân khấu cho sinh viên, và cho các thính giả trẻ. Bài Cây hai ngàn lá (phỏng thơ Pờ Sào Mìn) được giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1994.

Đã xuất bản một số tập ca khúc Vẫn hát ru em, Một đời người một rừng cây….. và nhiều Album Audio, Video tác giả.

Hiện nay ông là Ủy viên Thường vụ Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn thích thế giới của sự im lặng

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn.

"Trong các sáng tác của tôi hay có hình ảnh mùa xuân và đêm 30 Tết bởi tôi thích sự tĩnh lặng, không nói nhiều nhưng gợi nhiều ý nghĩa. Còn hình ảnh mùa xuân vì tôi nhớ mẹ, mẹ tôi tên Xuân như câu hát: “Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần... và ngày tôi xa mẹ mãi mãi cũng đã đến", ông tâm sự.

- Ông bắt đầu đến với âm nhạc như thế nào?

- Thời trung học, tôi học trường La San ở Quy Nhơn, các cha trong trường đã dạy âm nhạc bước đầu cho tôi. Khi tôi đậu tú tài, mẹ thưởng chiếc radio 4 băng, tôi thường nghe nhạc cách mạng và tập tành sáng tác ca khúc từ đó.

- Ông đã viết nhiều ca khúc cho địa phương, như "Tình đất đỏ miền Đông", "Đàn sáo Hậu Giang", "Nhớ Huế", vậy ca khúc nào ông viết cho quê hương mình?

- Tôi đã viết hai ca khúc: Trên quê hương Nguyễn Huệ (Bình Định) và Hát về thành phố biển (Quy Nhơn). Hai bài đó chưa đi vào lòng người nên ít người biết, trong sáng tác đâu phải cứ muốn là được. Ngoài những sáng tác cho tỉnh, thành phố, tôi còn viết cả về các xã. Ca khúc Đưa em về Thanh An, tôi viết về xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Đấy là căn cứ bí mật của Thành đoàn thời chống Mỹ, nơi tôi đã có nhiều kỷ niệm đẹp. Nhạc sĩ Xuân Hồng đã viết “sóc ca” mà nổi tiếng với bài Tiếng chày trên sóc Bom Bo. Tôi viết “xã ca” là còn lớn hơn "sóc" nhiều.

- Nếu chỉ được chọn một ca khúc để giới thiệu, ông sẽ chọn sáng tác nào?

- Tình đất đỏ miền Đông. Ca khúc này đã đoạt giải nhất cuộc vận động sáng tác ca khúc về đề tài thống nhất đất nước do Hội Văn nghệ Giải phóng tổ chức năm 1976. Cũng năm đó, vợ tôi sinh con trai đầu lòng, tôi muốn nhắn nhủ cháu trên đường đời phải biết vượt qua gian lao. Tôi đã viết phần hai ca khúc này, có tựa là Tiếng vọng từ quá khứ.

- Gần đây ông còn sáng tác giao hưởng, đó là những tác phẩm nào?

- Tôi đã viết xong Mặt trời và ánh lửa, thuộc thể loại thơ giao hưởng (poème symphonique), thời lượng hơn 13 phút. Trong đó tôi có trích các ca khúc: Hát cho dân tôi nghe (Tôn Thất Lập), Dậy mà đi (Nguyễn Xuân Tân), Tự nguyện (Trương Quốc Khánh), Người mẹ Bàn CờTình đất đỏ miền Đông. Tôi hy vọng thơ giao hưởng sẽ dễ hiểu hóa ngôn ngữ âm nhạc giao hưởng để được nhiều người hiểu và yêu thích.

- Với tư cách là Phó tổng Thư ký thường trực của Hội Âm nhạc TP HCM, ông nghĩ gì về các nhạc sĩ trẻ hiện nay?

- Nhiều nhạc sĩ trẻ đã có ca khúc hay, nhiều người rất giỏi về phối khí như Đức Trí, Đỗ Bảo... Nhưng cũng nhiều nhạc sĩ trẻ sáng tác ca từ rất cẩu thả nên không thể gọi đó là ca khúc. Vườn hoa âm nhạc chỉ muôn sắc khi mỗi người sáng tạo phải nghiêm túc và đừng có “tâm hồn đóng cửa”.

- Ông là bạn thân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, giữa hai người có kỷ niệm nào đáng nhớ?

- Đó là đêm ngồi nhậu ở nhà anh Sơn đến 2 giờ sáng. Anh Sơn nghĩ tôi về nhà chắc sẽ bị vợ cằn nhằn, nên anh đã viết hai câu thơ gửi Mai, vợ tôi: Mai ơi thiên hạ hiểu nhầm. Ngàn năm cỏ úa cũng lầm lạc thôi. Tôi rất cảm kích tấm lòng của anh Sơn đã lo cả chuyện đời thường cho một đứa em.

- Ông nghĩ sao khi bạn bè nói Trần Long Ẩn là vua đặt lời thứ hai cho các ca khúc nổi tiếng?

- Nhạc sĩ Lê Thương gọi lời hai là “phiên bản của nhân dân”. Đó là khi nhạc một nơi, lời một nẻo, kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia, nhằm tạo nên cái cười thư giãn. Như bài Tình đất đỏ miền Đông có lời hai: Đi đá banh mặc quần xanh áo đỏ... Hoặc ca từ của Trịnh Công Sơn ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau được sửa thành ngày nay sỏi đá nó dùng ném nhau...

(Theo Người Lao Động)

Nhạc Trần Long Ẩn

Trên mảnh đất tình người

Tinh thần âm nhạc Tôn Thất Lập & Trần Long Ẩn

◄ quay lại trang Học Sinh Nổi tiếng đương thời